Cử nhân viên đi công tác, không bắt buộc xác nhận nơi đến trên Giấy đi đường

1

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công ty chúng tôi thường phải cử nhân viên đi công tác trong và ngoài nước. Trước khi đi công tác, chúng tôi có làm Quyết định cử đi công tác. Chúng tôi có phải làm Giấy đi đường không? Nếu có thì khi đi tham dự hội chợ triển lãm, thăm dò thị trường..., chúng tôi lấy dấu xác nhận của nơi đến như thế nào?
Chúng tôi có thể lấy xác nhận dấu của khách sạn nơi nhân viên đến công tác để thay thế được không?


  Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh: 

Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

Trường hợp Công ty cứ nhân viên đi công tác trong nước và nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (có các hồ sơ chứng từ chứng minh đi công tác) nếu có phát sinh các khoản chi phí thì các khoản chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở nếu có đầy đủ hóa đơn hợp pháp của bên cung cấp dịch vụ ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TDNN. Riêng tiền phụ cấp cho người lao động đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước.

Trân trọng.


Nguồn: Hệ thống Đối thoại Doanh nghiệp

Không đăng ký khuyến mại, hàng mẫu phải chịu thuế GTGT

0
Trường hợp xuất hàng mẫu cho khách hàng thì giá tính thuế căn cứ trên giá vốn hay giá bán? Chi phí hàng mẫu này có được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Ly Thi Thanh Thuy - Cong Ty TNHH Diaen tu Vien Thong Hai Dang: 


 Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh: 

Tại điểm 2.4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 thì “đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.” 

Trường hợp Công ty xuất hàng mẫu có đăng ký với Sở Công thương theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP thì lập hoá đơn theo hướng dẫn trên. Trường hợp không đăng ký thì phải lập hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT như sản phẩm cùng loại bán ra.

Chi phí hàng mẫu xuất cho khách hàng như trình bày được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và thuộc nhóm chi bị khống chế 10% tổng chi phí được trừ quy định tại điểm 2.19 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012.
 Nguồn: Hệ thống Đối thoại Doanh nghiệp


Chi phí phát hành CP và dự phòng phải trả đưa vào chỉ tiêu nào của LCTT?

0
Câu hỏi 710: (Nguyễn Duy Quảng) Ngày 28/11/2012: 1. Chi phí phát hành cổ phiếu trả bằng tiền thì khoản tiền này được phân loại vào chỉ tiêu nào trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ? 2. Trên Báo cáo LCTT được lập theo phương pháp gián tiếp: Tại sao khoản "Dự phòng phải trả" không được phân loại trên chỉ tiêu "Các khoản dự phòng" (phần Điều chỉnh cho các khoản) mà lại phân loại vào "chênh lệch các khoản phải trả". Xin cảm ơn!


Trả lời: 
Về câu hỏi của Bạn, Ban Tư vấn VACPA có ý kiến như sau:

1. Hiện tại chưa có hướng dẫn chính thức về phương pháp trình bày Chi phí phát hành cổ phiếu trên BCLCTT, tuy nhiên về bản chất chi phí này cần được trình bày vào luồng tiền từ hoạt động tài chính làm giảm chỉ tiêu "Tiền thu từ phát hành cổ phiếu", ví dụ:
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu:           100
Chi phí phát hành cổ phiếu:                     5
Chỉ tiêu tiền thu từ phát hành cổ phiếu: 95

2. Khoản dự phòng phải trả có thể được trình bày vào chỉ tiêu các khoản dự phòng. Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành chưa có quy định là do hướng dẫn về BCLCTT ban hành trước VAS 18. Thời gian tới có thể Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn sửa đổi bổ sung về khoản mục này./.

Các khoản phí trích nộp từ năm 2013

0
Ngoài các khoản phí bắt buộc như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), phí công đoàn... năm 2013 sẽ có thêm khoản phí đường bộ dành cho các doanh nghiệp có xe hơi, xe tải hoặc xe đưa đón nhân viên. Trước khi bước vào năm 2013, Luật Việt Nam xin tổng hợp các khoản phí mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp
 
Bảo hiểm xã hội: tăng mức đóng do tăng lương tối thiểu
Theo lộ trình tăng tỷ lệ đóng BHXH quy định tại điều 42 và 43 Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì đến năm 2014 mới tiếp tục tăng lên 26% (trong đó doanh nghiệp đóng 18% và người lao động đóng 8%). Tại thời điểm 2013, tỷ lệ đóng BHXH vẫn giữ nguyên theo mức của năm 2012 là 24% (doanh nghiệp: 17%, người lao động 7%, điểm 1 Mục I Công văn số 555/BHXH-THU ngày 17/2/2012). Tuy nhiên, do mức lương tối thiểu vùng đã tăng khoảng 18% theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP nên mức đóng BHXH năm 2013 vì thế sẽ tăng theo.

Bảo hiểm thất nghiệp: vẫn 2%
Luật BHXH không có quy định lộ trình tăng mức đóng cho quỹ BHTN nên tỷ lệ đóng vẫn giữ mức 2% theo quy định tại Điều 25 Nghị định 127/2008/NĐ-CP. Tỷ lệ đóng 2% BHTN được thực hiện từ năm 2009 (năm đầu tiên thực hiện BHTN) đến nay.

Phí Công đoàn: Doanh nghiệp FDI tăng thêm 1%
Đối với các doanh nghiệp vốn trong nước thì phí công đoàn từ trước đến nay trích đóng theo Thông tư Liên tịch số 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN ngày 08/12/2004 vẫn là 2%. Riêng doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài thì trước khi Luật Công đoàn có hiệu lực, mức đóng phí công đoàn theo Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 chỉ 1%
Kể từ ngày 1/1/2013, Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 sẽ có hiệu lực, thay thế Luật công đoàn số 40/1990/QH8 ngày 7/7/1990. Theo Luật mới, phí Công đoàn áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không biệt vốn trong nước hay vốn nước ngoài là 2%, tính trên tổng quỹ lương

Phí đường bộ: 2.160.000 đồng/ xe/ năm
Các doanh nghiệp nếu có đăng ký sở hữu xe ô tô và xe máy từ năm 2013 sẽ phải chịu thêm phí đường bộ theo quy định tại Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012.
Theo Biểu phí quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư số 197/2012/TT-BTC thì xe ô tô dưới 10 chỗ đăng ký theo tên của doanh nghiệp thì mức thu phí mỗi năm là 2.160.000 đồng/năm; nếu đăng ký tên cá nhân thì mức thu phí giảm còn 1.560.000 đ/năm
- Xe tải dưới 4 tấn:  2.160.000 đồng/năm
- Xe tải từ 4 - 13 tấn:  2.760.000 đồng/năm
- Xe dưới 25 chỗ:   3.240.000 đồng/năm
- Xe dưới 40 chỗ:   4.680.000 đồng/năm
- Xe trên 40 chỗ:   7.080.000 đồng/năm

Thuế môn bài: đóng theo mức cũ nếu không thay đổi vốn điều lệ
Thuế môn bài được xác định theo bậc, tương ứng với số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Từ ngày 1/4/2003 đến nay, mức thuế môn bài vẫn được giữ nguyên theo biểu thuế quy định tại Điểm 1 Thông tư 42/2003/TT-BTC như sau:
Bậc thuế môn bài
Vốn đăng ký
Mức thuế Môn bài cả năm
- Bậc 1Trên 10 tỷ
3.000.000 
- Bậc 2Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
2.000.000 
- Bậc 3Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ
1.500.000 
- Bậc 4Dưới 2 tỷ
1.000.000 

Riêng:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không xác định được vốn đăng ký, nộp thuế môn bài theo mức chung 1.000.000 đ/năm
- Các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu... trực thuộc doanh nghiệp hoặc chi nhánh xác định mức thuế môn bài theo doanh thu hằng tháng như quy định dành cho hộ kinh doanh tại điểm 2 Mục I Thông tư số 96/2002/TT-BTC. Mức thuế môn bài cao nhất đối với trường hợp này là 1.000.000 đ/năm dành cho thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng trở lên. Do đó, các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu... của doanh nghiệp hầu như phải nộp theo mức 1.000.000 đồng/năm
- Văn phòng đại diện và kho thuê chỉ để chứa hàng (không kinh doanh) được miễn nộp thuế môn bài. http://luatvietnam.net/Thue-Mon-bai/Van-phong-dai-dien-khong-phai-nop-thue-mon-bai-gdpl17003.html, http://luatvietnam.net/Thue-Mon-bai/Kho-chi-de-chua-hang--mien-nop-thue-mon-bai-gdpl16713.html
- Đã nộp hồ sơ giải thể nhưng chưa được Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD vẫn phải nộp thuế môn bài. http://luatvietnam.net/Thue-Mon-bai/Cham-giai-the-van-phai-nop-thue-mon-bai-cho-nam-moi-gdpl16249.html
- Ngừng kinh doanh trọn một năm thì được miễn nộp thuế môn bài cho chính năm đó (Công văn số 950/TCT-KK ngày 16/3/2012 của Tổng cục Thuế)
Việc kê khai thuế môn bài thực hiện ngay trong tháng được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Các năm sau đó nếu không có thay đổi về mức vốn đăng ký (tức vốn điều lệ) thì không cần kê khai lại.
http://luatvietnam.net/Thue-Mon-bai/Von-dieu-le-khong-thay-doi--khong-can-lap-lai-To-khai-thue-mon-bai-gdpl13879.html
Nếu có thay đổi thì kê khai trước ngày 31/12 hằng năm (Điều 15 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ). Tờ khai thuế môn bài sử dụng theo mẫu 01/MBAI đính kèm Thông tư 28/2011/TT-BTC .
Thời điểm nộp thuế môn bài là tháng 1 Dương lịch hằng năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì nộp ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh (Điểm 1 Mục II Thông tư số 96/2002/TT-BTC )




H. T. Long (LuatVietnam

Xử lý chênh lệch tỷ giá khi quyết toán thuế TNDN

0

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các giao dịch có nguồn gốc ngoại tệ phát sinh ngày càng phổ biến. Về nguyên tắc, việc xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái chịu sự chi phối bởi các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Đồng thời, trong quá trình sử dụng số liệu kế toán để kê khai thuế TNDN, việc xử lý chênh lệch tỷ giá lại tuân thủ các quy định của Luật Thuế TNDN. Vấn đề đặt ra là, các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán đang có sự khác biệt nhất định với chính sách thuế TNDN hiện hành, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc sử dụng thông tin kế toán để kê khai, quyết toán thuế TNDN.

TS Mai Ngọc Anh
Quy định hiện hành về xử lý chênh lệch tỷ giá 
 Về phương diện kế toán, vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái được quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10), được cụ thể hóa trong chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC, ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài ra, vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá còn được quy định trong một số văn bản riêng. Gần đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 179/2012/TT - BTC ngày 24/10/1012 thay thế Thông tư 201/2009/TT - BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái áp dụng cho việc ghi sổ và lập báo cáo tài chính DN, đảm bảo phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.
Về phương diện tính thuế TNDN, Luật Thuế TNDN năm 2008 và hệ thống các văn bản hướng dẫn đều có các quy định về việc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, phục vụ cho công tác tính và kê khai thuế TNDN. Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 123/2012/TT - BTC ngày 27/7/2012, trong đó, các quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá được đề cập khá cụ thể. 
 Có thể so sánh các khía cạnh chủ yếu giữa quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và chính sách thuế hiện hành đối với việc xử lý chênh lệch tỷ giá như sau:

Khoản chênh lệch tỷ giá
Kế toán ghi nhận và lập báo cáo tài chính
Điều chỉnh tờ khai quyết toán thuế TNDN
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kì liên quan đến các hoạt động mua, bán, thành toán ngoại tệ.
Được ghi nhận là chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính, trên báo cáo kết quả kinh doanh
Được chấp nhận là thu nhập tính thuế hoặc chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, nên không điều chỉnh trên tờ khai thuế.
Khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ.
Được bù trừ và ghi nhận là chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh
Được chấp nhận là thu nhập tính thuế và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nên không cần điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế.
Khoản lãi chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại các khoản mục là vốn bằng tiền và nợ phải thu.
Ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trình bày trong chỉ tiêu “B11” của tờ khai quyết toán thuế để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế TNDN do khoản lãi này chưa chịu thuế của năm hiện hành
Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại các khoản mục là vốn bằng tiền và nợ phải thu.
Ghi nhận là chi phí tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm hiện hành
Trình bày vào chỉ tiêu “B4” của tờ khai để điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế TNDN, do khoản chi phí này không được trừ khi tính thuế.
 Trường hợp chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn đầu tư TSCĐ trước khi DN đi vào hoạt động: Về cơ bản, chế độ kế toán và chính sách thuế đều quy định thống nhất với nhau. Theo đó, các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toán, mua bán và chênh lệch tỷ giá phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ được ghi nhận lũy kế trên bảng cân đối kế toán. Khi đưa TSCĐ vào hoạt động, các khoản chênh lệch này được phân bổ dần vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính với thời gian phân bổ không quá 5 năm.
Nếu  chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kì, khi DN đã đi vào hoạt động SXKD được kế toán ghi nhận vào chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính. Về phương diện tính thuế, các khoản chi phí tài chính và doanh thu hoạt động tài chính liên quan đều được xem xét cho mục đích tính thuế.
 Riêng phần chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kì, đang có sự khác biệt đáng kể giữa quy định của chế độ kế toán và chính sách thuế TNDN hiện hành. Cụ thể,  theo Thông tư 179, khi DN đánh giá lại số dư của các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kì, các khoản chênh lệch lãi, lỗ tỷ giá được bù trừ với nhau, khoản chênh lệch còn lại được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm hiện hành. Tuy nhiên, khi tính thuế TNDN, Thông tư 123 lại quy định: các khoản lãi hoặc lỗ khi đánh giá lại các khoản mục là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, nợ phải thu có gốc ngoại tệ không được ghi nhận là khoản thu nhập tính thuế, hoặc chi phí được trừ khi kê khai thuế TNDN.  Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các khoản nợ phải trả được bù trừ giữa chênh lệch lãi tỷ giá và chênh lệch lỗ tỷ giá. Sau khi bù trừ, chênh lệch tỷ giá còn lại (lãi hoặc lỗ) được ghi nhận là thu nhập chịu thuế, hoặc chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của kì tính thuế.
Từ những khía cạnh so sánh, có thể nhận thấy, các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái có một số điểm khác biệt nhất định. Sự khác biệt này có thể dẫn tới DN phải thực hiện một số điều chỉnh khi sử dụng thông tin kế toán để lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN:
 Xử lý kế toán đối với sự khác biệt trong ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
 Rõ ràng, sự khác biệt trong ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa chuẩn mực, chế độ kế toán và chính sách thuế TNDN một mặt đã ảnh hưởng tới việc sử dụng thông tin kế toán để kê khai thuế TNDN. Mặt khác, còn buộc kế toán DN phải xem xét ghi nhận các khoản mục thuế TNDN hoãn lại theo Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế TNDN.
Về bản chất khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục vốn bằng tiền và nợ phải thu là một khoản chênh lệch tạm thời. Trong những năm tiếp theo, khi các giao dịch thanh toán, bán ngoại tệ được thực hiện, khoản lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan sẽ phải chịu thuế TNDN, hoặc được khấu trừ cho mục đích tính thuế TNDN. Do vậy, kế toán phải xem xét ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại hoặc khoản thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch này phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán số 17.
 Trên thực tế, việc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, bản thân nó đã là một vấn đề khá phức tạp, xét trên phương diện kế toán và phương pháp tính thuế TNDN. Đã thế, do mục tiêu và cách tiếp cận khác nhau nên các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và chính sách thuế TNDN ở các nước nói chung và ở Việt Nam hiện nay vẫn còn có sự khác biệt nhất định. Vì vậy, nhận thức đúng mối quan hệ này sẽ giúp các DN một mặt tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán khi lập các báo cáo tài chính, đồng thời thực hiện kê khai đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với NSNN./.
Nguồn   VACPA

Thuế TNDN phải trả và tài sản thuế TNDN hoãn lại

2

Thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) và việc hiểu, áp dụng các quy định về thuế thu nhập Doanh nghiệp đối với các Doanh nghiệp là khá quen thuộc. Tuy nhiên đối với Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hoãn lại phải trả, Tài sản thuế thu nhập Doanh nghiệp hoãn lại, ... có thể nói là tương đối khó hiểu với các sinh viên khi nghiên cứu về kế toán Thuế TNDN và đối với nhân viên kế toán của các công ty trong việc hiểu và vận dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp. 
Nhằm tạo nên sự đơn giản hơn, dễ hiểu hơn cho những kế toán viên, sinh viên khi giải quyết vấn đề liên quan thuế TNDN hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN, trong giới hạn bài viết này Tôi xin đi vào phân tích làm rõ một số định nghĩa và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản theo quy định của Chuẩn mực số 17 và Thông tư hiện hành trên các khía cạnh sau: Những định nghĩa và khái niệm cơ bản về thuế TNDN hoãn lại và Tài sản thuế TNDN; Hạch toán thuế TNDN hoãn lại,... Ngoài ra, trong bài viết còn đưa vào 2 ví dụ rất cụ thể để minh họa cho việc hạch toán thuế TNDN hoãn lại phải trả và tài sản thuê để cho bạn đọc hiểu sâu hơn.

Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp
1.Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản
Định nghĩa 1:
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi.
Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.
 Ví dụ 1.1:
Một TSCĐ có nguyên giá là 100 triệu đồng: đã khấu hao luỹ kế là 30 triệu đồng, giá trị còn lại của tài sản sẽ được khấu trừ trong tương lai dưới hình thức khấu hao (hoặc giảm trừ khi thanh lý) là 70 triệu đồng. Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của TSCĐ này là 70 (100-30) triệu đồng.
Hoặc theo cách lý luận khác là ta hy vọng rằng, Doanh nghiệp sử dụng TSCĐ này sẽ tạo ra được một khoản doanh thu tương đương trong tương lai là 70 triệu đồng và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi (giá trị được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được). Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của TSCĐ này là 70 triệu đồng.
(và lãi thu từ thanh lý TSCĐ cũng phải chịu thuế thu nhập, lỗ do thanh lý TSCĐ sẽ được giảm trừ cho mục đích thuế thu nhập).

Ví dụ 1.2:
Khoản phải thu thương mại có giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Doanh thu tương ứng của khoản phải thu thương mại đã được tính vào lợi nhuận tính thuế thu nhập. Có nghĩa là trong tương lai doanh nghiệp sẽ thu được một khoản tiền 100 triệu đồng và không phải chịu thuế thu nhập. Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu thương mại này là 100 triệu đồng (bằng giá trị ghi sổ).

Ví dụ 1.3:
Một khoản cổ tức phải thu từ một công ty con có giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Khoản cổ tức này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về thực chất, toàn bộ giá trị ghi sổ của tài sản này có thể được giảm trừ khỏi các lợi ích kinh tế. Do vậy, cơ sở tính thuế thu nhập của cổ tức phải thu là 100 triệu đồng.
        Theo ví dụ này, ở đây không có chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập. Tức không có thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Ví dụ 1.4:
Một khoản cho vay phải thu có giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Việc thu hồi khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản cho vay phải thu này là 100.
2. Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả:
Định nghĩa 2:
Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai.
Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.
Trong thực tế các khoản doanh thu nhận trước kế toán hạch toán vào tài khoản 3387-Doanh thu chưa thực hiện, sau đó tiến hành phân bổ vào từng kỳ như sau:
Nợ TK 3387
   Có 511 (515,...)
   Có 3331
Đó chính là phần doanh thu được ghi nhận và đưa vào tính toán lợi nhuận kế toán qua từng kỳ kế toán. Sau kỳ kết chuyển cuối cùng thì toàn bộ khoản nhận trước sẽ được ghi nhận doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhưng không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 2.1:
Nợ phải trả ngắn hạn có khoản mục “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Chi phí phải trả tương ứng được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong các kỳ kế toán sau trên cơ sở thực chi (tổng chi sẽ là 100 triệu đồng). Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục nợ phải trả đó là không (0=100 -100).

Ví dụ 2.2:
Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “tiền lãi nhận trước” với giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Doanh thu tiền lãi tương ứng phải chịu thuế thu nhập trên cơ sở phân bổ phù hợp với kỳ tính lãi. Ở đây, phần giá trị của khoản tiền lãi nhận trước đó sẽ được ghi nhận doanh thu nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai là 100 triệu đồng. Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản lãi nhận trước này làkhông (0 = 100 - 100).

 Ví dụ 2.3:
Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “chi phí phải trả” về tiền điện, nước, điện thoại có giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Chi phí phải trả này đã được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập tại năm hiện hành. Như vậy, giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong tương lai là 0. Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản nợ phải trả này là 100 triệu đồng.

Ví dụ 2.4:
Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “tiền phạt phải trả” với giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Tiền phạt không được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập. Như vậy, giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong tương lai là 0. Do đó, Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản tiền phạt phải trả này là 100 triệu đồng. (100-0)
    
Theo ví dụ này, ở đây không có chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Do đó, không có tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Ví dụ 2.5:
Một khoản đi vay phải trả có giá trị ghi sổ là 100 triệu đồng. Việc thanh toán khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Vậy, Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản đi vay này là 100 triệu đồng.
3.THUẾ TNDN HOÃN LẠI PHẢI TRẢ & TÀI SẢN THUẾ TNDN HOÃN LẠI
Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
=
Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm
x
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành


Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại
=
Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm
+
Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
X
Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành


Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN = Giá trị ghi sổ - Cơ sở tính thuế TNDN
Cơ sở của việc ghi nhận một tài sản là giá trị ghi sổ của tài sản đó sẽ được thu hồi thông qua hình thức doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai. Khi giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá cơ sở tính thuế thu nhập của nó thì giá trị của lợi ích kinh tế phải chịu thuế thu nhập là phần giá trị vượt quá giá trị được phép khấu trừ cho mục đích tính thuế. Đó chính là phần chênh lệch tạm thời chịu thuế và nghĩa vụ phải trả cho khoản thuế thu nhập do chênh lệch này tạo ra trong tương lai và gọi là thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản đó thì khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế sẽ hoàn nhập và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận chịu thuế thu nhập.
Ví dụ:
Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng một tài sản cố định có nguyên giá là 150 triệu đồng, giá trị còn lại là 100 triệu đồng. Khấu hao luỹ kế cho  mục đích tính thuế thu nhập là 90 triệu và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
 Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 triệu (nguyên giá 150 trừ khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế 90 triệu).
     Để thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60. Do vậy, doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 10 triệu (25% của 40 triệu) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản này. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 triệu và cơ sở tính thuế 60 triệu là khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế 40 triệu đồng.
     Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 10 triệu đồng thể hiện phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của tài sản.
4.Hạch toán Thuế TNDN hoãn lại phải trả & Tài sản thuế TNDN
- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Cuối năm tài chính, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả làm căn cứ xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (từng Tài sản, từng Nợ phải trả, từng giao dịch).

+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”

4.1. So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm. 
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch
Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch

4.2. Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi: 
+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại
Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)
Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại
Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)
Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)

- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”. “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)

+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.

- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

4.3. So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm. 
+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng

+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm

4.4. Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi: 
+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)

+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)
Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)
Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
VÍ DỤ:
1. TÀI SẢN THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI
Ví dụ 1Năm 2005, Công ty Baimex mua hai TSCĐ:
      - TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm; TSCĐ B có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
      - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
Yêu cầu: Hãy xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao TSCĐ.
 Việc xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thực hiện như sau:
Xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến từng TSCĐ từ năm 2005 đến 2010
 Đơn vị tính:1.000đ
Chỉ tiêu
Năm tài chính

2005
2006
2007
2008
2009
2010
TSCĐ A (NG: 12.000)






Chi phí khấu hao (theo kế toán)
(4.000)
(4.000)
(4.000)



Chi phí khấu hao (theo thuế)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
(2.000)
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng

2.000

2.000

2.000



Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)




(2.000)

(2.000)

(2.000)
TSCĐ B (NG: 10.000)






Chi phí khấu hao (theo kế toán)
(5.000)
(5.000)




Chi phí khấu hao (theo thuế)
(2.500)
(2.500)
(2.500)
(2.500)


Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng

2.500

2.500




Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)



(2.500)

(2.500)


Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng của TSCĐ A&B
4.500
4.500




Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (hoàn nhập) của TSCĐ A&B


(500)
(4.500)
(2.000)
(2.000)
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận
1.125
1.125




Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập


(125)
(1.125)
(500)
(500)
Trong 2 năm 2005 và 2006, Công ty Baimex phải xác định khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong từng năm là 4.500.000 đ tương ứng với việc ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại  mỗi năm là 1.125.000đ (4.500.000x25%). Kế toán ghi:
      Nợ TK 243: 1.125.000 đ
            Có TK 8212: 1.125.000 đ. 
- Năm 2007, Công ty Baimex phải xác định:
      + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
      + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
      Kết quả, năm 2007, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000 đ. Công ty Baimex phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 125.000 đ Kế toán ghi:
      Nợ TK 8212: 125.000 đ
            Có TK 243: 125.000 đ. 
- Năm 2008, Công ty Baimex xác định:
      + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
      + Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ B là 2.500.000 đ
      Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 4.500.000 đ. Công ty Baimex phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.125.000 đ. Kế toán ghi:
      Nợ TK 8212: 1.125.000 đ
            Có TK 243: 1.125.000 đ. 
- Năm 2009 và 2010, Công ty Baimex xác định:
      Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh giảm liên quan đến TSCĐ A trong mỗi năm là 2.000.000 đ, tương ứng, công ty Baimex phải hoàn nhập Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 500.000 đ. Kế toán ghi:
      Nợ TK 8212: 500.000 đ
            Có TK 243: 500.000 đ. 
2. THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI PHẢI TRẢ
      Ví dụ: Năm 2006, Công ty Baimex mua hai TSCĐ:
      - TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3 năm; TSCĐ D có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo thuế là 2 năm.
      - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và D. 
Yêu cầu: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ.
Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau: 
Xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến từng TSCĐ từ năm 2006 đến 2011
                                                                                                       Đơn vị tính:1.000đ
Chỉ tiêu
Năm tài chính

2006
2007
2008
2009
2010
2011
TSCĐ C (NG: 24.000)






Chi phí khấu hao (theo thuế)
(8.000)
(8.000)
(8.000)



Chi phí khấu hao (theo kế toán)
(4.000)
(4.000)
(4.000)
(4.000)
(4.000)
(4.000)
Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng
4.000
4.000
4.000



Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập)



(4.000)
(4.000)
(4.000)
TSCĐ D (NG: 10.000)






Chi phí khấu hao (theo thuế)
(5.000)
(5.000)




Chi phí khấu hao (theo kế toán)
(2.500)
(2.500)
(2.500)
(2.500)


Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng
2.500
2.500




Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập)


(2.500)
(2.500)


Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng của TSCĐ C&D
6.500
6.500
1.500



Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (hoàn nhập) của TSCĐ C&D



(6.500)
(4.000)
(4.000)
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận
1.625
1.625
375



Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập



(1.625)
(1.000)
(1.000)
- Trong 2 năm 2006 và 2007: Công ty Baimex phải xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong từng năm là 6.500.000đ tương ứng với việc ghi nhận Chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả mỗi năm là 1.625.000đ (6.500.000 x 25%). Kế toán ghi:
      Nợ TK 8212:   1.625.000 đ
            Có TK 347:  1.625.000 đ 
 - Năm 2008, Công ty Baimex phải xác định:
      + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000 đ;
      + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ D là 2.500.000 đ;
    Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ D tăng 1.500.000 đ. Công ty Baimex phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là 375.000 đ(1.500.000 x 25%) Kế toán ghi:
      Nợ TK 8212: 375.000 đ
            Có TK 347: 375.000 đ 
- Năm 2009, Công ty Baimex xác định:
      + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000đ.
      + Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ D là 2.500.000đ.
      Kết quả, năm 2009, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ D giảm (hoàn nhập) 6.500.000đ Công ty Baimex phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.625.000đ (6.500.000 x 25%). Kế toán ghi
      Nợ TK 347: 1.625.000 đ
            Có TK 8212: 1.625.000 đ. 
- Năm 2010 và 2011, Công ty Baimex  xác định:
      Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C trong mỗi năm là 4.000.000 đ, tương ứng, công ty Baimex phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.000.000 đ (4.000.000 x 25%). Kế toán ghi:
      Nợ TK 347:  1.000.000đ
            Có TK 8212: 1.000.000đ
Nguồn:Trần Thứ Ba faa.edu.vn

Copyright © dịch vụ kế toán | dich vu ke toan giá rẻ

Sponsored By: Free For DownloadDesigned By: Habib Blog